Ngân hàng đắn đo cho thế chấp sổ hồng mới
Đem sổ hồng mới đến ngân hàng Sacombank xin làm thủ tục vay vốn, anh Hùng (quận Tân Bình) đành lủi thủi trở về vì được trả lời rằng, với hồ sơ này, anh phải chờ quyết định của thành phố. "Khổ nỗi việc làm ăn của tôi có chờ được đâu", anh than thở.
Nhà và đất do cha mẹ anh Hùng tách thửa phân chia cho con, giấy hồng mới được cấp theo Nghị định 90. Anh tâm sự: "Mặc dù đã được người quen cảnh báo trường hợp của tôi rất khó thế chấp, nhưng mình cứ đánh bạo đi làm thủ tục xem sao. Ai ngờ đành phải chờ thật". Song anh Hùng vẫn tỏ thái độ lạc quan, nếu ngân hàng này không chấp nhận thì cầu may đến nhà băng khác. "Làm vậy còn tốt hơn ngồi chờ. Biết đâu ngân hàng khác lại chấp nhận cho vay", anh hy vọng.
"Giấy hồng này tôi đã cố chạy vắt giò lên cổ để bổ sung hồ sơ, vẽ lại sơ đồ, cốt làm sao nhanh chóng để đem đi giao dịch làm ăn. Bây giờ kêu chờ thì công sức đổ sông đổ biển", một người khác, cũng rơi vào tình cảnh tương tự anh Hùng, nói như mếu.
TP HCM có khá nhiều quận đã tiến hành cấp giấy hồng mới theo Nghị định 90 như Tân Phú, Phú Nhuận, 7, 8. Trong đó, quận Tân Phú và quận 7 ngoài việc cấp giấy hồng mới còn mạnh dạn xác nhận được phép thế chấp và giao dịch cho người dân dễ dàng làm các thủ tục ngân hàng. Việc ghi nhận này thường được viết ở trang 4 của sổ hồng hoặc ghi thêm phụ lục.
Ông Trần Trung Hiếu, Tổ phó tổ tiếp nhận hồ sơ nhà đất quận 7 giải thích: "Tất cả các giấy hồng cấp theo Nghị định 90, quận đều xác nhận được phép giao dịch. Chúng tôi đã cân nhắc rất kỹ vấn đề này, đây là quyền và lợi ích của người dân, không thể nào tước đoạt quyền kinh doanh chính đáng của họ".
Một số quận còn lại từ chối ghi nhận thế chấp cho các trường hợp này dẫn đến không ít người dân phải dở khóc dở cười vì nhà và đất của mình hợp lệ, có giấy tờ hẳn hoi nhưng vẫn bị từ chối giao dịch.
Nhận xét về việc ách tắc giao dịch ngân hàng đối với giấy hồng mới cấp theo Nghị định 90 , Phó giám đốc Sở Xây dựng Đỗ Phi Hùng lý giải, trên nguyên tắc Nghị định 90 không cho ghi nhận thế chấp trên giấy hồng. Như vậy, về mặt hình thức, xác nhận cho phép giao dịch trên giấy hồng loại này là trái với luật. "Tuy nhiên, TP HCM có những đặc thù riêng, và tôi nghĩ việc kiến nghị lãnh đạo UBND TP cho phép ghi nhận thế chấp để giao dịch trên giấy hồng là hoàn toàn hợp lý".
Tuy nhiên, tỏ rõ thái độ thận trọng, đại diện một ngân hàng thương mại cổ phần dè dặt cho hay, việc thế chấp bằng sổ hồng theo Nghị định 90 quá rủi ro vì giấy bổ sung không phải do một cơ quan cấp bộ ban hành, mà lại do địa phương thống nhất ghi. Hơn nữa, một ngân hàng thường có rất nhiều chi nhánh trải dài khắp cả nước "không lẽ mỗi địa phương lại có một giấy bổ sung riêng", ông nói. Hiện tại dư nợ tín dụng vẫn tập trung nhiều ở TP HCM, nhưng nếu cứ nhận thế chấp như vậy thì một thời gian sau, chắc chắn đây sẽ là bài toán nan giải cho ngân hàng, ông khẳng định.
Ông nói thêm, nhìn từ trong quá khứ, tất cả những vướng mắc về nhà đất luôn liên quan đến ngân hàng, trong khi Bộ ban hành những quy định liên quan đến nhà và đất chỉ ra thông tư liên bộ hoặc chỉ áp dụng riêng cho bộ Tài nguyên Môi trường mà thôi.
Lãnh đạo ngân hàng thương mại cổ phần này phân tích: "Trên nguyên tắc, tài sản đảm bảo nhất là bất động sản, nhưng tất cả những mẫu biểu khi thiết kế đều không phù hợp. Thậm chí không có tính chuyên nghiệp về tín dụng. Có hàng loạt nghị định, nhưng cái thì chỉ công nhận quyền sử dụng hoặc sở hữu đất, cái thì chỉ nói về nhà, sau này lại có giấy hồng rồi giấy hồng mới, làm chúng tôi không thể thống nhất được các giao dịch tín dụng về bất động sản".
Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu (Eximbank) lại có cách xử lý thoáng hơn. Theo quy trình thế chấp, khách hàng sau khi làm thủ tục tại ngân hàng sẽ được nhân viên tín dụng hướng dẫn công chứng, sau đó là đăng ký giao dịch đảm bảo tại Sở Tài nguyên và Môi trường. Tại đây, khách hàng sẽ được bấm giấy bổ sung theo như hướng dẫn. Ngân hàng chỉ giải ngân sau khi khách hàng đã hoàn tất mọi thủ tục theo quy định.
Giám đốc Trung tâm thông tin Tài nguyên Môi trường và Đăng ký nhà đất, ông Phạm Ngọc Liên cho biết: "Ghi nhận thế chấp trên giấy hồng mới theo Nghị định 90 tức là xác nhận quyền được sở hữu và giao dịch giấy tờ nhà đất cho người dân, trên thực tế là nhu cầu cấp thiết. Việc làm này có thể sai về quy phạm hình thức, nhưng nếu không tiến hành thì thiệt hại về kinh tế của người dân sẽ rất lớn".
Ngày 11/4, Trung tâm thông tin Tài nguyên Môi trường và Đăng ký nhà đất đã trình UBND TP HCM bản kiến nghị cho cơ quan đăng ký được ghi nhận nội dung thế chấp, xóa thế chấp trên trang bổ sung theo mẫu bổ sung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được dùng kèm theo giấy hồng mới.
Ông Liên cho biết thêm, việc đề xuất UBND TP cho phép thống nhất phương án trên khi đăng ký thế chấp và xóa thế chấp nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Ngoài ra, việc làm này cũng góp phần hạn chế những rủi ro trong trường hợp dùng tài sản để lừa đảo, vay nợ ở nhiều nơi khác nhau.
Nhà và đất do cha mẹ anh Hùng tách thửa phân chia cho con, giấy hồng mới được cấp theo Nghị định 90. Anh tâm sự: "Mặc dù đã được người quen cảnh báo trường hợp của tôi rất khó thế chấp, nhưng mình cứ đánh bạo đi làm thủ tục xem sao. Ai ngờ đành phải chờ thật". Song anh Hùng vẫn tỏ thái độ lạc quan, nếu ngân hàng này không chấp nhận thì cầu may đến nhà băng khác. "Làm vậy còn tốt hơn ngồi chờ. Biết đâu ngân hàng khác lại chấp nhận cho vay", anh hy vọng.
"Giấy hồng này tôi đã cố chạy vắt giò lên cổ để bổ sung hồ sơ, vẽ lại sơ đồ, cốt làm sao nhanh chóng để đem đi giao dịch làm ăn. Bây giờ kêu chờ thì công sức đổ sông đổ biển", một người khác, cũng rơi vào tình cảnh tương tự anh Hùng, nói như mếu.
Ông Trần Trung Hiếu, Tổ phó tổ tiếp nhận hồ sơ nhà đất quận 7 giải thích: "Tất cả các giấy hồng cấp theo Nghị định 90, quận đều xác nhận được phép giao dịch. Chúng tôi đã cân nhắc rất kỹ vấn đề này, đây là quyền và lợi ích của người dân, không thể nào tước đoạt quyền kinh doanh chính đáng của họ".
Một số quận còn lại từ chối ghi nhận thế chấp cho các trường hợp này dẫn đến không ít người dân phải dở khóc dở cười vì nhà và đất của mình hợp lệ, có giấy tờ hẳn hoi nhưng vẫn bị từ chối giao dịch.
Nhận xét về việc ách tắc giao dịch ngân hàng đối với giấy hồng mới cấp theo Nghị định 90 , Phó giám đốc Sở Xây dựng Đỗ Phi Hùng lý giải, trên nguyên tắc Nghị định 90 không cho ghi nhận thế chấp trên giấy hồng. Như vậy, về mặt hình thức, xác nhận cho phép giao dịch trên giấy hồng loại này là trái với luật. "Tuy nhiên, TP HCM có những đặc thù riêng, và tôi nghĩ việc kiến nghị lãnh đạo UBND TP cho phép ghi nhận thế chấp để giao dịch trên giấy hồng là hoàn toàn hợp lý".
Tuy nhiên, tỏ rõ thái độ thận trọng, đại diện một ngân hàng thương mại cổ phần dè dặt cho hay, việc thế chấp bằng sổ hồng theo Nghị định 90 quá rủi ro vì giấy bổ sung không phải do một cơ quan cấp bộ ban hành, mà lại do địa phương thống nhất ghi. Hơn nữa, một ngân hàng thường có rất nhiều chi nhánh trải dài khắp cả nước "không lẽ mỗi địa phương lại có một giấy bổ sung riêng", ông nói. Hiện tại dư nợ tín dụng vẫn tập trung nhiều ở TP HCM, nhưng nếu cứ nhận thế chấp như vậy thì một thời gian sau, chắc chắn đây sẽ là bài toán nan giải cho ngân hàng, ông khẳng định.
Ông nói thêm, nhìn từ trong quá khứ, tất cả những vướng mắc về nhà đất luôn liên quan đến ngân hàng, trong khi Bộ ban hành những quy định liên quan đến nhà và đất chỉ ra thông tư liên bộ hoặc chỉ áp dụng riêng cho bộ Tài nguyên Môi trường mà thôi.
Lãnh đạo ngân hàng thương mại cổ phần này phân tích: "Trên nguyên tắc, tài sản đảm bảo nhất là bất động sản, nhưng tất cả những mẫu biểu khi thiết kế đều không phù hợp. Thậm chí không có tính chuyên nghiệp về tín dụng. Có hàng loạt nghị định, nhưng cái thì chỉ công nhận quyền sử dụng hoặc sở hữu đất, cái thì chỉ nói về nhà, sau này lại có giấy hồng rồi giấy hồng mới, làm chúng tôi không thể thống nhất được các giao dịch tín dụng về bất động sản".
Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu (Eximbank) lại có cách xử lý thoáng hơn. Theo quy trình thế chấp, khách hàng sau khi làm thủ tục tại ngân hàng sẽ được nhân viên tín dụng hướng dẫn công chứng, sau đó là đăng ký giao dịch đảm bảo tại Sở Tài nguyên và Môi trường. Tại đây, khách hàng sẽ được bấm giấy bổ sung theo như hướng dẫn. Ngân hàng chỉ giải ngân sau khi khách hàng đã hoàn tất mọi thủ tục theo quy định.
Giám đốc Trung tâm thông tin Tài nguyên Môi trường và Đăng ký nhà đất, ông Phạm Ngọc Liên cho biết: "Ghi nhận thế chấp trên giấy hồng mới theo Nghị định 90 tức là xác nhận quyền được sở hữu và giao dịch giấy tờ nhà đất cho người dân, trên thực tế là nhu cầu cấp thiết. Việc làm này có thể sai về quy phạm hình thức, nhưng nếu không tiến hành thì thiệt hại về kinh tế của người dân sẽ rất lớn".
Ngày 11/4, Trung tâm thông tin Tài nguyên Môi trường và Đăng ký nhà đất đã trình UBND TP HCM bản kiến nghị cho cơ quan đăng ký được ghi nhận nội dung thế chấp, xóa thế chấp trên trang bổ sung theo mẫu bổ sung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được dùng kèm theo giấy hồng mới.
Ông Liên cho biết thêm, việc đề xuất UBND TP cho phép thống nhất phương án trên khi đăng ký thế chấp và xóa thế chấp nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Ngoài ra, việc làm này cũng góp phần hạn chế những rủi ro trong trường hợp dùng tài sản để lừa đảo, vay nợ ở nhiều nơi khác nhau.
Post a Comment