Nghệ thuật xem hướng đất theo phong thủy
Trâu cày khỏe hay yếu, chó săn được
hay không, cây sai quả hay ít… tất cả đều có thể xem tướng mạo mà biết được.
Và đất có hình thể, địa tướng, lành dữ,
hung cát cũng có thể nhìn mà biết được.
Muốn làm nhà, việc đầu tiên người ta
phải xem tướng đất. Thuật này có từ lâu đời, nhưng đúng sai lẫn lộn, thật bịp
chen nhau. Người khôn thì tận dụng được cái khoa học của phong thủy. Người
không hiểu thì tự mua dây trói mình.
Nghệ thuật xem hướng nhà
Cách xem tướng đất cũng giống như xem
tướng người, nghĩa là phải có cách nhìn tổng quát, bởi những gì ẩn giấu bên
trong cũng đều ít nhiều hiện ra ở dáng vẻ bên ngoài.
Đất trơ trọc, cây cối không mọc được
thì người cũng không ở được, bởi mạch nước, khí đất ở đây xấu.
Nơi giếng cạn bỏ hoang cũng không ở
được, vì nền đất ở đây không chắc chắn, làm nhà dễ lún sập, hơi đất trong lòng
giếng phụt lên không có lợi cho sức khỏe.
Đất ở chỗ góc rẽ đường cái không ở được
vì dễ bị tai nạn, vạ lây.
Đất trong ngõ cụt cũng là đất xấu,
người ở đất này thường bị cô độc, hẹp hòi.
Đất nằm cạnh miếu mạo không bao giờ
yên, không làm nhà được.
Đất ở nơi có dòng luồng nước chảy,
gió mạnh lao thẳng vào không nên ở.
Đất ẩm và lạnh không ở được. Xưa Đường
Cao Tông làm nhà ở đất ẩm, lạnh nên thường đau ốm, mệt mỏi, sau chuyển nhà tới
chỗ thoáng, ấm thì khỏe ra.
Trên đây là bảy loại đất xấu theo
quan niệm của phong thủy và bảy thế đất này ta có thể lý giải được cái xấu của
nó bằng khoa học.
Những điều cần tránh
Ngoài ra, sách phong thủy của người
Tàu còn nói tới một số thế đất xấu khác mà cho đến tận bây giờ cũng chưa ai lý
giải được, song cũng xin nêu ra để bạn đọc tham khảo:
1. Không được làm nhà trên sống núi
hoặc nơi xuất nhập của thung lũng (sơn cốc).
Song, trận lũ quét khủng khiếp năm
1990 ở Mường Lay, những nhà làm trên sống núi đều được an toàn cả, còn những
nhà khác thì bị vùi sâu trong bùn đất, chẳng hiểu các thầy phong thủy xưa dựa
trên cơ sở nào để phán như trên.
2. Nếu phía nam nhà có núi cao, tất
sinh ra kẻ hủ nho (nhà nho cổ hủ, lạc hậu).
3. Trước nhà có đống đá, người nhà dễ
cảm mạo, bị đau tim.
4. Tây nam nhà có ngã tư đường, đàn
bà con gái tình dục mạnh mẽ.
5. Đông bắc nhà có ngã tư đường, suy
giảm sự sinh sản.
6. Bốn phía nhà toàn là nền đường, chủ
nhân chắc chắn phải ngồi tù.
7. Đường đi trước nhà có hình cung,
hình chữ S, gia nghiệp không hưng vượng.
Ấy là bảy thế đất kiêng kỵ không lý
giải được, bởi phong thủy luôn có tính thần bí.
Như bài trước chúng tôi đã trình bày
hai chữ phong thủy, dịch nôm na là gió và nước. Song chữ gió ở đây nên hiểu rộng
là khí của đất, còn nước là mạch nước. Vì thế, khi xem tướng đất, phải chú ý đến
khí đất và mạch nước.
Sách phong thủy viết rằng: “Họa phúc
của dương trạch trước hết nhìn ở khí sắc. Phàm nhà cửa tuy cũ kỹ nhưng khí sắc
sáng sủa, rực rỡ, ấy là đất thịnh vượng. Nơi khí sắc lạnh lùng, ảm đạm là đất xấu,
ở sẽ lụn bại”.
Tuy vậy, cách xem tướng đất ở từng
vùng không giống nhau. Thuật phong thủy trong việc chọn nền dương trạch (đất
làm nhà) có hàng loạt bài tướng pháp rất phức tạp, song chúng ta chỉ cần nắm những
điểm cốt yếu nhất.
Ở vùng núi thì long mạch và sơn thế
(thế núi) quyết định hết thảy, bởi thế núi có thể đón gió, chắn gió, có thể tụ
khí, tán khí. Mạch nước ảnh hưởng đến mùa màng, đời sống của con người và vạn vật.
Ở Việt Nam ta, nếu nơi nào thế núi chắn
được gió bấc và đón được gió nồm nam tức là thuận về khí, cũng tức là tốt về
sơn thế. Ở đây, có suối trong lành, sông uốn khúc như rồng lượn là thuận về
long mạch. Mạch lớn, thế lớn tất khí lớn. Khí mạch vẹn cả đôi đường mới là đất
phúc.
Sách dạy như sau: “Trong trùng điệp đồi
núi phải chọn nơi rộng rãi, bằng phẳng, bốn mặt kín đáo, tránh nơi trống trải,
thùng trũng, tức là đất tàng phong đắc khí. Xem mạch sơn địa (đất vùng núi) mạch
khí trọng ở thủy (nguồn nước). Ở bình nguyên, nơi nào đất nổi cao hơn một tấc
là long mạch. Phàm đến đồng bằng, chỗ nào sông uốn tức đó là chân long. Ở đất bằng
xem thủy, thủy thần vượng ở mạch”.
Tôi khảo sát thực tế ở các tỉnh đồng
bằng thấy các làng lớn đều chọn thế đất chân long để ở và các ông thầy địa lý đặt
âm trạch (mồ mả) cho tổ tông các dòng họ lớn đều chọn thế chân long cả.
Post a Comment